Những cách người Việt chúng ta đang làm hại đại tràng

Cơm hàng cháo chợ

Người nào càng ăn cơm tại nhà thường xuyên, khả năng mắc bệnh đại tràng càng giảm. Dễ hiểu thôi, làm sao bạn biết ở quán cơm bụi họ rửa bát bằng gì, tráng bát mấy lần, làm sao bạn biết thịt băm, đồ rán … xuất phát từ thịt tươi hay ôi thiu? Làm sao bạn biết trong bát tiết canh lợn Mường, thịt dê tái chanh … ở quán nhậu có nhiễm khuẩn hay không? Càng ngày, khi mức độ vi phạm về an toàn thực phẩm của thức ăn đường phố càng tăng cao thì nguy cơ mắc bệnh đại tràng của những “thực khách” càng lớn!

Rau sống, trái cây không sạch

Tỉ lệ mắc bệnh đại tràng của Việt Nam là cao nhất trong khu vực. Một nhóm phát triển thị trường của Tràng Phục Linh (sản phẩm dẫn đầu tại Việt Nam cho bệnh đại tràng) khi đi tìm hướng xuất khẩu sang Hồng Kong, Singapore mới thấy tiềm năng ở đây vô cùng thấp. Nguyên nhân chính vì họ không hay ăn rau sống như người Việt Nam, nhất là người miền Nam Trung Quốc còn có thói quen tráng bát nước sôi trước khi ăn. Ngẫm lại thấy quá đúng, các loại rau sống (mùi, húng, xà lách, mùi tàu…) của chúng ta toàn các loại cây trồng sát đất, có phải lúc nào cũng có thể rửa sạch hết khỏi trứng giun, amip, được đâu. Trái cây ngâm hóa chất thì khỏi nói, không chỉ hại đại tràng mà còn đầu độc cả cơ thể!

Tự ngăn bệnh theo cách sai lầm

Cách ngừa bệnh thường gặp của chúng ta như sau: Đau bụng, đi ngoài phân lỏng, ra nhà hỏi 1 vỉ kháng sinh (loại thường gặp là Biseptol), về uống 1-2 ngày thấy đỡ, thế là thôi. Mai lại ăn tiếp nhậu tiếp và có khi vài tuần sau lại … đau tiếp, lại uống vài ngày, đỡ là khỏi. Chính thói quen tự hết bệnh bằng kháng sinh như vậy cả vài chục năm qua đã để lại hậu quả là bệnh đại tràng mắc nhiều như bây giờ. Sai ở chỗ nào? Ở chỗ kháng sinh thì phải uống đủ liều, thường là 5 ngày. Uống không đủ liều chỉ giúp vi khuẩn dễ kháng, lần sau dễ tái phát hơn và khắc phục khó hơn. Tuy nhiên, uống đủ liều thì lại sợ tốn tiền, ngại uống và vì thấy “đã khỏi” (thực ra dùng kháng sinh nhiều cũng rất hại vì dễ tiêu diệt luôn cả hệ vi khuẩn có ích đường ruột, sinh ra loạn khuẩn ruột)

Không chú ý đến phục hồi niêm mạc đại tràng

Mỗi một lần đau bụng đi ngoài do nhiễm khuẩn như trên, là một lần niêm mạc đại tràng – nơi tiếp xúc với cơ man là chất độc, virus, vi khuẩn, … bị tổn thương. Những thương tổn đó có thể nhỏ, nhưng tích tụ lại lâu ngày làm đường ruột trở nên yếu (thường gọi là người “bụng dạ yếu”) và rất dễ tái phát. Trong khi các loại, thực phẩm chức năng thông thường cho đại tràng chỉ giúp ổn định đường tiêu hóa, cầm triệu chứng mà không tập trung hồi phục lớp niêm mạc quý giá vốn được ví như “tấm áo giáp” này cho đại tràng!

Những nghiên cứu từ 2002-2008 của các nhà khoa học Mỹ tại Biotech Research Institute đã phân tách từ thành vách vi khuẩn Lactobacillus fermentum ra một loại hoạt chất vô cùng quý giá, được đặt tên là Immunegamma. Chúng là những mảnh peptidoglycan, có thể được hiểu như những hạt “xi măng” để lát cho con đường vốn gập ghềnh sỏi đá. Khi vào cơ thể, Immunegamma trở thành nguyên liệu để tái tạo và hồi phục niêm mạc đại tràng, nhờ thế giúp cho đại tràng hồi phục, tươi mới và khỏe mạnh như lúc chưa có bệnh. Tùy từng mức độ nặng nhẹ của bệnh nhân, thời gian mắc bệnh càng lâu càng mất nhiều thời gian, nhưng ít nhất sau từ 1 đến 2 tháng là bệnh nhân viêm đại tràng mãn tính đã có thể ổn định được đường ruột, phục hồi lại lớp niêm mạc đại tràng quý giá của mình!