Thảo dược đông y chống thoái hóa khớp hiệu quả dài lâu

Các đối tượng dễ mắc bệnh thoái hóa khớp:

Thoái hóa khớp có thể xảy ra ở tất cả các khớp và cột sống, là bệnh mạn tính, đau và biến dạng. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa của sụn khớp và đĩa đệm (ở cột sống) làm thay đổi phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch. Nguyên nhân chính của thoái hóa khớp là quá trình lão hóa của cơ thể và tình trạng chịu áp lực quá tải, kéo dài của sụn khớp và đĩa đệm

Thoái hóa khớp có thể xảy ra với bất kỳ ai, trong bất kỳ điều kiện khí hậu, địa lý và điều kiện sống, làm việc nào. Nguy cơ thoái hóa khớp đối với nam và nữ là ngang nhau. Người châu Âu có tỷ lệ Thoái hóa khớp háng nhiều hơn châu Á, tuổi càng tăng tỷ lệ bệnh càng tăng.

Ở Mỹ 80% những người trên 55 tuổi có dấu hiệu X quang Thoái hóa khớp, có khoảng 40.000.000 người có biểu hiện Thoái hóa khớp háng và gối, số người được ghép khớp háng nhân tạo mà nguyên nhân chủ yếu là thoái hóa khoảng 5 triệu người. Ở Pháp, các bệnh Thoái hóa khớp chiếm 28,6% các bệnh về xương khớp, mỗi năm có khoảng 50.000 người được ghép khớp háng nhân tạo.

Ở Việt Nam, đau xương khớp (chủ yếu là thoái hóa) chiếm 20% người đi khám bệnh. Kết quả từ khoa Cơ xương khớp – Bệnh viện Bạch Mai trong 10 năm qua cho thấy các bệnh về thoái hóa chiếm 10,41% (2/3 thoái hóa cột sống, 1/3 thoái hóa các khớp).

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp:

Do quá trình lão hóa: Theo qui luật tự nhiên, ở người trưởng thành và người già khả năng sinh sản và tái tạo sụn giảm dần. Chức năng các tạng phủ suy yếu khiến cho việc đưa dưỡng chất đến các ổ khớp, đĩa đệm không được đầy đủ. Khả năng tổng hợp các chất tạo nên sợi collagen và mucopolysacaride sẽ rối loạn và giảm sút, chất lượng của sụn sẽ kém dần, tính chất đàn hồi và chịu lực giảm.

Do tình trạng quá tải khớp: Là yếu tố quan trọng, nó thúc đẩy quá trình thoái hóa tăng nhanh. Tình trạng quá tải là hiện tượng tăng bất thường lực nén trên bề mặt của khớp và đĩa đệm. Đối tượng thường mắc bệnh thoái hóa khớp gồm có:

+ Những người bị dị dạng bẩm sinh làm thay đổi lực tỳ nén lên khớp và đĩa đệm.

+ Những người tăng cân quá mức, béo phì, thói quen trong sinh hoạt, nghề nghiệp, giữ nguyên 1 tư thế trong thời gian dài, chấn thương….

Các nguyên nhân khác: do di truyền, do nội tiết (mãn kinh, đái tháo đường, loãng xương…)

Triệu chứng thoái hóa khớp:

Dấu hiệu để nhận biết bệnh thoái hóa khớp là: Hẹp khe khớp, đặc xương dưới sụn và gai xương.

Các biểu hiện thường thấy của bệnh:

Đau: Đau nhiều khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi. Vị trí đau thường đối xứng hai bên, đau tại vị trí khớp hoặc đoạn cột sống bị thoái hóa, ít lan ra xa (trừ khi có chèn ép rễ và dây thần kinh). Tính chất đau âm ỉ, có thể có cơn đau cấp (ở côt sống); đau tăng khi vận động, thay đổi tư thế, đau nhiều về buổi chiều (sau một ngày lao động) giảm nhiều về đêm và khi nghỉ ngơi.

Hạn chế vận động: các động tác của khớp và các đoạn cột sống bị thoái hóa hạn chế một phần, khi hạn chế nhiều thường do các phản ứng co cơ kèm theo. Bệnh nhân không làm được một số động tác (quay cổ, cúi sát đất, ngồi xổm …), một số bệnh nhân có dấu hiệu “phá gỉ khớp” vào buổi sáng hoặc lúc bắt đầu vận động.

Biến dạng: không biến dạng nhiều như các bệnh khớp khác, biến dạng trong Thoái hóa khớp do mọc các gai xương, do lệch trục khớp hoặc thoát vị màng hoạt dịch. Ở ngón tay khi bị thoái hóa, các gai xương tạo nên hình hạt lồi lên ở khớp ngón xa (hạt Heberden).

Các dấu hiệu khác:
Teo cơ: do ít vận động, các cơ chi phối vận động của khớp tổn thương bị teo.
Tiếng lạo xạo khi vận động: ít có giá trị vì có thể thấy ở người bình thường hoặc ở các bệnh khác.
Tràn dịch khớp: đôi khi thấy ở khớp gối do phản ứng xung huyết và tiết dịch của màng hoạt dịch.

Chống bệnh bằng Tây y:

Các sản phẩm chống viêm: vừa có tác dụng giảm đau và chống viêm: Khi dùng sàn phẩm chống viêm chống thoái hoá khớp thuờng làm tăng nguy cơ biến chứng trên ống tiêu hoá(viêm, loét, chảy máu, thủng ổ loét, biến chứng thận…).

Chủ yếu trong chống thoái hoá khớp là giảm đau.Các chất giảm đau đơn thuần như thường được dùng: Những bệnh nhân chống bằng không kết quả thì có thể cho dùng chống viêm không trừ khi có chống chỉ định.

Tiêm trong ổ khớp để chống thoái hoá khớp có tràn dịch thứ phát: có tác dụng giảm đau do giảm viêm mạnh và nhanh. Chỉ định khi thoái hoá khớp có tràn dịch; hoặc bệnh nhân có chống chỉ định dùng do nhiều lí do khác.

Tiêm ổ khớp cần phải đảm bảo vô trùng tuyệt đối. Dịch khớp chọc hút được qua các lần tiêm cần được xét nghiệm tỉ mỉ và cấy khuẩn khi nghĩ có bội nhiễm. Bơm rửa ổ khớp bằng nước muối sinh lý sau đó tiêm ổ khớp.

Khắc phục bằng phẫu thuật:

Những bệnh nhân khắc phục nội khoa không kết quả hoặc có ảnh hưởng lớn đến chức năng cử động khớp có thể dùng biện pháp can thiệp phẫu thuật. Hiện nay có thể phẫu thuật nhiều bệnh nhân thoái hoá khớp gối bằng nội soi- cắt bỏ gai mâm chày, phục hồi các dây chằng.

Phẫu thuật sửa chỏm xương đùi và ổ cối được chỉ định cho bệnh nhân thoái hoá khớp phản ứng.

Phẫu thuật thay toàn bộ khớp tổn thương bằng khớp nhân tạo giúp cải thiện chất lượng cuộc sống; bệnh nhân thoái hoá khớp-chỉ định cho những bệnh nhân đau nhiều, biến dạng khớp. Nên kết quả phẫu thuật rất tốt khi chỉ định thay khớp với mục đích giảm đau…

Biến chứng sau phẫu thuật thường gặp gồm tắc mạch, nhiễm khuẩn ở khoảng 5%. Tử vong sau phẫu thuật khoảng 1%. Biến chứng xa là lỏng khớp do lớp xi măng gắn với xương.

Khắc phục bằng đông y:

Phép chung: Phải Ôn thông kinh lạc, hành khí hoạt huyết, bổ Can Thận, bổ Khí huyết, khu phong, tán hàn, trừ thấp.

Theo Đông y: Có vai trò giảm được đau, tăng cường chức năng Can, Thận; tăng cường tuần hoàn giúp cho quá trình nuôi dưỡng ở khớp tốt hơn làm giảm quá trính thoái hóa khớp. Thảo dược của Huỳnh Tấn Triều không chỉ chống được hết bệnh xương khớp mà mỗi bài  đều chứa đựng những giá trị riêng thực hiện theo đúng tôn chỉ “Phong tiên huyết, huyết hành phong tự diệt” : Ngoài các vị thảo dược chính khắc phục từ căn nguyên bệnh có tác dụng bồi bổ Can – Thận, khứ phong, tán hàn, trừ thấp, thông kinh hoạt lạc còn có thêm các vị thảo dược bổ nhằm nâng cao sức đề kháng tống đẩy các yếu tố gây bệnh ra khỏi cơ thể, khắc phục những hạn chế do sản phẩm tân dược mang lại.

Với thảo dược Nam, để đạt được hiệu quả cao nhất người bệnh cần kiên trì dùng trong thời gian dài (vài tháng thậm chí là hàng năm nếu bệnh nặng), mỗi ngày đưa 1 lượng cố định vào trong cơ thể nhằm giúp cơ thể thích nghi dần với Đông Y, các thành phần của sản phẩm cần có thời gian thẩm thấu tới các tạng, phủ vừa phù chính (chính khí) vừa loại bỏ yếu tố gây bệnh để tránh tái phát và đề phòng biến chứng.