0973.632.013 dangnga1802@gmail.com
bannertinhbotnghe
Cây Nghệ Vàng
cây nghệ vàng

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY NGHỆ VÀNG

Cây nghệ vàng có tên gọi khoa học là Curcuma longa L thuộc họ gừng (Zingiberaceae), ngoài ra còn có tên gọi khác là Khương Hoàng, Uất kim, Cohem, Co khản mỉn (Thái), Khinh lương (Tày), là loài cây thuốc dân gian quý được người Việt Nam sử dụng từ lâu đời mà còn là cây gia vị, cây thực phẩm. Hiện nay, nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước đã chứng minh cây nghệ vàng có chất cucurmin có nhiều tác dụng chữa trị bệnh, đặc biệt là bệnh ung thư và một số bệnh hiểm ngèo khác.Chính vì vậy, cây nghệ vàng đựợc nhiều nhà khoa học, nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm, là mặt hàng xuất khẩu có giá trị và dễ tiêu thụ vì nhu cầu dựợc liệu ngày càng cao nhờ tinh chất cucurmin quý trong nghệ.

Curcumin được bác sĩ chỉ định điều trị viêm khớp

Curcumin được bác sĩ chỉ định điều trị viêm khớp

1. Chọn đất: Đất trồng nghệ là đất cát pha, đất tơi xốp, lô đất cao, thoát nước

2.Chọn giống: Nghệ là loài sinh sản vô tính trồng bằng mầm củ

– Chọn cây làm giống: là cây một năm trải qua hai giai đoạn: giai đoạn sinh trưởng ra củ và giai đoạn tàn lụi. Cây phải sinh trưởng và phát triển bình thường không bị nhiễm sâu bệnh, tách các nhánh tẻ để làm giống. Nghệ khi thu hoạch để cả khóm, cắt than cách củ 10-20cm. Cắt sạch rễ, phun chế phẩm sinh học. Xếp thành hang, để nơi thoáng, râm. Củ giống là củ bánh tẻ, không non quá và cũng không quá già, có từ 3-4 củ nhỏ, trọng lượng 0,20-0,25kg. Giống đựơc phun xử lý bằng chế phẩm sinh học. Lượng giống cho 1 ha là: 6.000kg (30.000gốc * 0,20kg).

3.Thời vụ trồng: Từ tháng 2-tháng 3 hàng năm

4.Cách trồng:

a. Làm đất: Cày 2 lần, bừa 3 lần saua 28-32cm, phơi ải, làm sạch cỏ; Xử lý đất bằng chế phẩm sinh học, phun đều lên mặt; Lên luống cao 28-30cm, mặt luống rộng 1,0-1,2m, rãnh rộng 0,3m, bổ hốc sâu 10cm; Bón lót, phun chế phẩm sinh học

 b.Kỹ thuật trồng:

– Trồng 2 hàng/luống, theo kiểu nanh sấu với khoảng cách 30*35cm, mật độ 35.000 gốc/ha; Đặt gốc giống nghiêng 450, hướng than cây về phía mặt trời; Nhận chặt, đất lấp hết phần củ từ 3-4cm; Tưới nước vừa đủ độ ẩm.

5.Phân bón và kỹ thuật bón phân:

Phân bón gồm:  Phân chuồng hoai mục; Phân vi sinh hữu cơ; Supe lân; Đạm urê; Kali

Cách bón phân:

– Bón lót: Phân lân đựơc ủ với phân chuồng ngay từ lúc đầu; Rắc đều lên rãnh sau đó phủ lớp đất mặt mỏng 2-5cm

– Bón thúc: lần 1 khi cây nghệ được 4-5 lá; lần 2 trong 7 tháng

6. Chăm sóc và quản lý đồng ruộng:

Sau khi trồng, cần thuờng xuyên giữ độ ẩm vừa phải trong suốt quá trình sinh trưởng của cây. Khi cây còn nhỏ, cần xới phá váng tạo điều kiện cho rễ củ phát triển tốt. Sau khi trồng 4-5 tháng, cây đã hình thành củ không nên xới xáo làm đứt rễ củ mà chỉ nên làm cỏ bằng tay.

7.Phòng trừ sâu bệnh:

Nghệ ít bị sâu bệnh phá hại vì khả năng chống chịu cao, đáng chú ý là bệnh thối củ khi bị úng nước, cần khơi rãnh thoát nước trong mùa mưa, đồng thời việc chọn giống, làm đất phải chú ý đúng mức.

8.Thu hoạch và bảo quản:

– Thời gian thu hoạch từ khi lá ngả màu vàng, nhiều lá gốc đã khô đến hết thời gian tàn lụi, thường vào cuối tháng 12, khi cây mọc mầm thì ngừng thu hoạch.Tiến hành thu hoạch vào thời tiết nắng ráo đất khô, trước khi thu hoạch cắt bỏ toàn bộ than lá trên mặt đất, cuốc từng khóm rũ sạch đất, có thể để ngoài ruộng vài hôm cho khô sau đó rũ sạch dễ dàng, cũng có thể dung cày lật từng luống rồi nhặt củ, tránh gẫy và dập củ nghệ.

– Bảo quản nơi khô ráo, mát mẻ.

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thiết kế website giá rẻ - Thiết kế website bán hàng - thiết kế website chuẩn seo tại Web Bách Thắng